Mục tin tức

Thứ Tư, 12 tháng 4, 2017

MEN GAN THẤP CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Men gan cao là dấu hiệu lá gan đang bị tổn thương, thế những trường hợp men gan quá thấp thì có nguy hiểm và ảnh hưởng gì tới sức khỏe không
Các chỉ số men gan ở mức bình thường cao nhất của nữ là ALT và AST là 37 U/L và GGT là 32 U/L (GGT >7). Nếu chỉ số xét nghiệm men gan chỉ thấp hơn mức cao nhất bình thường, tức là không có gì nguy hiểm. Miễn không quá thấp đến mức không còn phát hiện thấy men gan ALT, AST trên một đơn vị L hoặc GGT dưới 7 U/L là được.
Sau điều trị, men gan giảm là một tín hiệu đáng mừng, người bệnh không phải lo lắng gì nhiều. Tuy nhiên, cũng nên thường xuyên theo dõi tình trạng men gan, để phòng tránh những bất ổn về gan, vì tăng men hoặc giảm men gan quá mức cũng có thể là báo hiệu của tình trạng tổn thương tế bào gan hàng loạt do suy gan, xơ gan hoặc ung thư gan.
Để bảo vệ gan, tăng cường lá gan khỏe mạnh nhờ vào tinh chất Wasabia và S. Marianum thiên nhiên được nghiên cứu lâm sàng có tác dụng giảm nồng độ men gan và Bilirubin trong máu lên đến 50% chỉ sau hai tuần. Ngoài ra, tinh chất trên còn giúp bạn chủ động chống độc trước các độc chất từ môi trường (bia rượu, virus viêm gan, thực phẩm độc hại…) và ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến gan như tăng men gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan.

Chủ Nhật, 9 tháng 4, 2017

CHĂM SÓC LÁ GAN VÀ BẢO VỆ SỨC KHỎE CỦA BẠN

Gan là cơ quan lớn nhất và quan trọng của cơ thể. Cuộc sống hiện đại cùng với nhiều yếu tố tác động khiến tỷ lệ người mắc các bệnh về gan đang có xu hướng gia tăng
Hầu hết bệnh về gan thường diễn biến âm thầm, khó nhận biết nên nếu chủ quan hoặc không điều trị kịp thời cũng như xây dựng một lối sống lành mạnh thì bệnh ngày càng xấu đi. Tuy vậy, chúng ta đã quan tâm và chăm sóc lá gan của mình đúng cách?
Bia rượu chính là kẻ thù số 1 của gan. Anh H. (TPHCM) bị gan nhiễm mỡ từ nhiều năm nay. Do công việc của một kiến trúc sư, thường xuyên tiếp xúc với đối tác nên anh hay dùng bia rượu và đôi khi hút thuốc. Từ khi phát hiện bệnh trong một lần thử máu, anh bắt đầu tìm hiểu nhiều về bệnh này và có chế độ, ăn uống kiêng cử hơn. Anh cho biết: “Tôi tìm hiểu và biết sự nguy hiểm của bệnh, nên tôi hạn chế dùng rượu bia, trừ trường hợp bất khả kháng. Tôi cũng chịu khó tập thể dục đều đặn mỗi ngày 30 phút và có dùng thêm thuốc nam để tăng chức năng gan.
Đa số những người đang có vấn đề về gan thường lo ngại tình trạng bệnh trở nặng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và cả công việc. Nên tâm lý chung, họ luôn cố gắng tìm kiếm một giải pháp tiện dụng, an toàn và hiệu quả để cải thiện chức năng gan của mình.

Thứ Năm, 6 tháng 4, 2017

THANH LỌC CƠ THỂ SAU TẾT VỚI THỰC PHẨM QUEN THUỘC

Sau Tết rất nhiều người bị tăng cân, đầy bụng và gặp vấn đề về tiêu hóa…những thực phẩm sau đây sẽ giúp thanh lọc cơ thể hiệu quả
Những thực phẩm thanh lọc cơ thể sau Tết
Đậu lăng. Ăn uống quá nhiều trong ngày lễ tết có thể khiến hệ thống tiêu hóa gặp rắc rối. Bạn nên nạp thêm nhiều chất xơ. Khi đi qua đường tiêu hóa, chất xơ sẽ lấy đi các chất độc hại để thải ra ngoài cơ thể.
Một nghiên cứu cho thấy, sau khi ăn quá nhiều thịt mỡ, một chế độ ăn nhiều chất xơ sẽ giảm khoảng 20% nguy cơ bị triệu chứng trào ngược dạ dày như ợ hơi. Hơn nữa, chất xơ còn nuôi dưỡng vi khuẩn tốt trong đường ruột, giúp tiêu hóa tốt hơn.
Bắp cải. Loại rau này, cùng với các loại rau như cải xoăn, rau cải xanh, rất giàu chất hóa học thực vật được gọi là glucosinolates. Trong cơ thể, glucosinolates được chuyển hóa thành hợp chất tăng cường enzym thanh lọc và giúp loại bỏ các chất gây ung thư khỏi cơ thể. Vì thế, các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều rau họ cải có thể giúp phòng chống vài loại bệnh ung thư.
Dưa món. Sau quá nhiều thịt mỡ và bánh trái, vòng eo của bạn có thể sẽ tăng hơn một chút. Để giảm đầy bụng, bạn nên ăn nhiều thực phẩm lên men như dưa cải và sữa chua để cung cấp nhiều vi sinh vật tốt được gọi là probiotics. Vi sinh vật trong đường ruột này giúp cải thiện bệnh đầy bụng và các triệu chứng tiêu hóa khác.
Ngoài ra, probiotics còn có thể tăng cường hệ thống miễn dịch. Và dưa cải cũng cung cấp cho bạn nhiều chất xơ.
Gừng. Sau nhiều buổi tiệc tùng, bao tử của bạn có chút bất ổn? Một phương thuốc dân gian từ nhiều thế kỷ trước thực sự có tác dụng. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy gừng có thể giúp chữa trị chứng buồn nôn. Các chất độc đáo trong gừng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định dạ dày.
Quả chứa nhiều nước. Khí hậu và sự bận rộn có thể khiến bạn quên uống đủ nước. Thiếu nước không chỉ khiến bạn cảm thấy khó chịu, nó còn làm chậm sự trao đổi chất và khiến vạn cảm thấy đói hơn, do đó bạn sẽ ăn nhiều hơn. Bạn cần ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều nước như hoa quả tự nhiên, chúng giúp kích thích sản xuất nước tiểu, loại bỏ chất độc và giúp thận khỏe hơn..

BÍ CHANH: THỰC PHẨM LÀNH MẠNH

Bí chanh là thực phẩm quen thuộc ,dễ ăn, dễ chế biến, gần gũi với mỗi gia đình. Bí chanh sẽ quý hơn nhiều nếu bạn thấy được những lợi ích của nó
Bí chanh không chứa chất béo và có nhiều chất dinh dưỡng có ích cho cơ thể như: corotin, malonate, các loại vitamin B1, B2, PP, C, các protein, hợp chất đường, chất xơ, phốt pho, sắt và canxi…
Bí chanh thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể. Bí chanh có vị ngọt, nhạt, tính hơi hàn giúp giải độc, thanh nhiệt, làm tan u nhọt do nhiệt sinh ra. Dân gian thường dùng bí đao để nấu các món canh thanh nhiệt hoặc rửa sạch để ép lấy nước uống.
Thậm chí, vỏ bí đao cũng có tác dụng giải nhiệt. Nhiều nơi dân gian vẫn dùng vỏ bí đao cùng với vỏ dưa hấu sắc lấy nước uống thay cho trà.
Trị rôm sảy ở trẻ nhỏ. Bí chanh bỏ vỏ, rửa sạch, thái mỏng, giã nát thành dạng hồ để thoa lên vết thương. Sau hai tiếng rửa sạch. Mỗi ngày thoa hai lần. Hoặc cho trẻ tắm với nước gừng giã nhỏ đun sôi để nguội, sau đó cắt miếng bí đao chà xát lên da từ đâu đến chân, nên làm vào các buổi sáng rôm sảy sẽ hết nhanh chóng.
Hỗ trợ người đau bao tử. Chất xơ của bí đao có tác dụng hỗ trợ quá trình chuyển hóa dễ dàng, vì thế bí đao được khuyên dùng với những người bị loét và đau bao tử.
Chữa viêm thận cấp tính. Một số bài thuốc từ bí đao giúp chữa bệnh theo dân gian như bệnh phù thũng, đi tiểu ít do viêm thận cấp tính. Khi cả thân hình và mắt đều sưng vì phù thũng, nấu chung bí đao cùng cá chép và củ hành ăn thường xuyên rất tốt.
Nếu đi tiểu rắt buốt, có thể luộc bí ăn cả phần nước hoặc ăn sống. Cũng có thể giã nát bí, lọc lấy phần nước để uống chung với chút muối. Sắc vỏ bí đao thành dung dịch đặc để uống thay nước giúp thông bàng quang hoặc nước tiểu đục có chất nhầy.
Giúp giảm suy nhược cơ thể. Trong thực đơn hàng ngày, khi kết hợp bí đao với tôm non sẽ giúp giảm chứng mệt mỏi, thân thể nặng nề, đau đầu. Bạn có thể luộc hay xào nấu bí đao với sườn heo hoặc với chân giò hun khói, thịt nạc bằm viên, hoặc kết hợp với các loại thịt khác như thịt gà, thịt vịt… đều dễ ăn và tốt. Nước ép bí đao còn là nguồn nước chất lượng tốt bổ sung cho cơ thể.
Làm đẹp. Vỏ và hạt của bí đao đều có tác dụng làm đẹp cho da, trong đó tác dụng làm đẹp của hạt tốt hơn so với vỏ và phần nạc của bí đao. Nước ép bí đao hòa chung với mật ong giúp giảm bớt sạm da hoặc các vết nám trên da.
Kết hợp bí đao cùng một số thảo dược khác để nấu thành dung dịch cô đặc và thoa lên mặt cũng giúp chữa rám má, sạm da. Nhờ vào hàm lượng dầu thực vật cao, không bão hòa với chất béo nên bí đao rất có lợi giúp mái tóc khỏe và óng mượt. Còn thành phần malonate của bí đao giúp ngăn ngừa việc tích mỡ trong cơ thể, có lợi cho việc giảm thể trọng.

Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2017

DÙNG CHẤT BÉO ĐÚNG CÁCH ĐỂ CƠ THỂ KHỎE MẠNH

Chất béo trong cơ thể mỗi người giữ một vai trò quan trọng. Chất béo là một chất thiết yếu, tham gia vào cấu trúc cơ thể
Chất béo trong cơ thể mỗi người giữ một vai trò quan trọng. Chất béo là một chất thiết yếu, tham gia vào cấu trúc cơ thể, có mặt ở màng tế bào và các màng nội quan của tế bào như nhân và ti thể, vì vậy đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động sống của tế bào.
Ở người lớn có khoảng 18-24% trọng lượng cơ thể là chất béo. Chất béo cũng có vai trò trong dự trữ năng lượng, điều hòa hoạt động, bảo vệ cơ thể trước những thay đổi về nhiệt độ… Vì vậy, hiểu biết về chất béo để sử dụng hợp lý là rất cần thiết nhằm đảm bảo sức khỏe và tránh cho cơ thể gặp những “rắc rối” do chất béo mang lại.
Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt. Lượng chất béo càng cao thì tỷ lệ tử vong do bệnh nhồi máu cơ tim càng cao.
Nghiên cứu trên thế giới cho thấy: khẩu phần ăn của người Nhật Bản có lượng chất béo chiếm 25% năng lượng khẩu phần thì tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim là 52/100.000 dân, trong khi đó ở Mỹ có khẩu phần chất béo là 42%, thì tỷ lệ tử vong là 306,6/100.000 dân.
Người Việt chúng ta, chất béo nên chiếm 15-20% tổng năng lượng ăn vào. Ở người trưởng thành, nếu khẩu phần có khoảng 30g chất béo thì trong đó nên có 20g là chất béo nguồn gốc thực vật.
Với các món hấp, xào nên cho dầu ăn ngay trước khi bắc ra khỏi bếp thì mới giữ được cấu tạo hóa học và tác dụng của các axit béo không no.
Một số chất béo quan trọng
Axit béo chưa no, một nối đôi (Oleic): có tác dụng góp phần làm giảm cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol (cholesterol xấu) và hạn chế giảm LDL-cholesterol (cholesterol tốt). Loại axit béo này có nhiều trong các dầu thực vật như dầu oliu, dầu lạc, dầu hạt cải, cọ và dầu đậu nành.
Axit béo omega-3 (Linolenic): Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu và chứng minh về vai trò tích cực của các loại axit béo omega-3 (n-3) đối với phòng chống các bệnh tim mạch. Các loại cá, dầu cá chứa nhiều axit béo này như EPA, DHA. Các nghiên cứu cho thấy, các axit béo omega -3 không những giảm cholesterol mà còn giảm triglycerid.
Các axit béo omega-3 còn có tác dụng tốt để phòng chứng loạn nhịp tim, rung tâm thất, huyết khối và điều chỉnh phần nào huyết áp trong tăng huyết áp thể nhẹ. Các axit béo omega-3 nguồn gốc thực vật (ALA) cũng có tác dụng tốt với bệnh tim mạch. Các axit này có nhiều trong dầu thực vật như dầu đậu nành, hạt cải và các hạt có dầu như vừng, lạc. Ở chế độ ăn giàu ALA, nguy cơ tử vong do bệnh mạch vành giảm tới 50%.
Axit béo omega-6 (Linoleic): là loại axit béo chưa no có 2 nối đôi trong cấu tạo, có nhiều trong các dầu thực vật như đỗ tương, hướng dương, ngô, lạc, hạt cải.
Một chế độ ăn có 7-10% năng lượng khẩu phần (tương đương 15-20g chất béo) từ axit béo omega-3, omega-6 trong cá, dầu thực vật có thể giảm 17-20% cholesterol toàn phần và có tác dụng giảm 16-34% nguy cơ mắc xơ vữa động mạch.
Vì thế, mỗi tuần nên ăn cá 2-3 lần. Tất cả các loại cá và hải sản đều chứa các axit béo omega-3 ngay cả khi lượng lipid thấp trong một số hải sản. Đối với người không thích ăn cá và hải sản có thể sử dụng dầu cá thiên nhiên 2-3g mỗi ngày.
Cần lưu ý rằng, khi chế biến thức ăn, các bạn nên sử dụng các loại dầu ăn trên ở dạng ăn sống như trộn salat hoặc cho vào món hấp, xào ngay trước khi bắc ra khỏi bếp thì mới giữ được cấu tạo hóa học và tác dụng của các axit béo không no.