Mục tin tức

Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

Các triệu chứng và cách xử lý khi lên cơn hen suyễn

Hen suyễn là bệnh viêm đường dẫn khí (hay còn gọi là phế quản) ở phổi. Đây là một bệnh mạn tính, tức là bệnh nhân không thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp để giảm viêm và ngăn ngừa các cơn hen.
hen-suyen-1006
Các triệu chứng của bệnh hen thường dễ nhận biết, đa số các bệnh nhân hen suyễn thường mắc phải một hay nhiều triệu chứng dưới đây:
- Thắt ngực: chính là cảm giác giống như lồng ngực bị bóp nghẹt, áp lực lên lồng ngực rất lớn.
- Khó thở (nhất là khi thở ra) hoặc thở gấp
- Thở khò khè: xuất hiện tiếng rít phát ra khi thở. Chính bản thân người bệnh hay bác sỹ là những người dễ thấy được tiếng rít này
- Ho: ho có thể kéo dà và thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm. Tuy nhiên, người bệnh thường khó phân biệt ho của bệnh hen suyễn với các bệnh ho thông thường nên hay có những nhầm lẫn về bệnh tật của mình
Những biểu hiện dưới đây cảnh báo một cơn hen chuẩn bị nổi lên:
- Bắt đầu ho, xác suất lớn hay xảy ra vào ban đêm
- Không thể thở, thậm chí cần phải nhờ đến thuốc xịt thông mũi
- Người bệnh không thể nói trọn vẹn 1 câu
- Lỗ mũi loe ra, vùng da ở  xương sườn dính chặt vào sau mỗi lần thở
- Các biểu hiện của thiếu ôxy như môi tím tái, da dưới móng tay xám hoặc xanh
Nếu có bệnh nhân bắt đầu lên cơn hen thì điều đầu tiên là phải bình tĩnh xử lý, không nên cuống vì rất có thể sẽ mắc những sai lầm tai hại không đáng có.
Nên thực hiện theo các bước sau:
- Việc cần làm ngay tức khắc là tránh xa các tác nhân gây khởi phát cơn hen nếu có, ví dụ như khói, các hóa chất có mùi nồng gắt, khí lạnh, …
- Sử dụng thuốc đường hít càng sớm càng tốt. Điều này có nghĩa là đưa thuốc trực tiếp vào đường hô hấp bằng các dụng cụ bơm xịt, bình hít bột khô hay máy phun khí dung. Sử dụng thuốc càng muộn thì khả năng cắt cơn suyễn càng thấp vì khi đó, lượng thuốc đi vào phổi đã giảm đáng kể do các phế quản đã bị co hẹp một phần, đờm tiết ra nhiều gây bít tắc và người bệnh đã quá mệt không còn đủ sức để hít thuốc nữa.
- Ngoài ra, người bệnh nên áp dụng các biện pháp giúp thư giãn như nghỉ ngơi, nhấp nước và ngâm chân nước nóng,…
- Sau khi tiến hành các bước trên, nếu bệnh nhân vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm thì nên đưa đến bác sỹ ngay để kịp thời khắc phục
Người bệnh cũng lưu ý rằng, thuốc điều trị bệnh suyễn được chia thành hai dạng là thuốc dự phòng và thuốc cắt cơn nhanh. Thuốc dự phòng được sử dụng hàng ngày, để giảm viêm và phòng chống các triệu chứng xảy ra. Thuốc cắt cơn nhanh được sử dụng khi lên cơn hen suyễn, để giảm co thắt đường hô hấp ngay tức thì.
Trong đó, Protandim là một trong số các thuốc dự phòng có tiếng trên thị trường hiện nay, có tác dụng lớn trong việc chống viêm nhiễm đường hô hấp và điều trị hen. Đây có thể coi là một giải pháp hữu hiệu, đáng lưu tâm cho người bệnh hen suyễn.
protandim dieu tri benh hen suyen
                        protandim